Mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định: từ nay đến năm 2030, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Theo định hướng đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được đẩy mạnh hơn nữa. Những dự báo thận trọng nhất cũng cho thấy, trong 20 năm tới GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ 2-3 lần. Sự tăng trưởng như vậy là cần thiết nhằm làm cho đất nước phát triển hòa nhập với kinh tế khu vực. Tuy nhiên, với nhịp độ các KCN, KCX phát triển nhanh sẽ kéo theo một lượng lớn tài nguyên là thiên nhiên được khai thác và chất thải từ sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, các KCN, KCX muốn phát triển sản xuất, kinh doanh thì phải có khoa học - công nghệ hiện đại; mặt khác, lại phải đặc biệt quan tâm đến mục tiêu kế hoạch bảo vệ môi trường, phát triển các vùng nguyên liệu, tức là bảo vệ tt sự sống của con người xung quanh KCN, KCX. Sự kết hợp biện chứng về giữa hai mục tiêu này là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển các tc KCN, KCX và của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ảnh minh họa.
Trước bối cảnh mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã đưa ra nhiều quan điểm mới về bảo vệ môi từ trường, trong đó các KCN, KCX có vai trò hết sức quan trọng. Có thể kể đến một số quan điểm sau đây:
Thứ nhất, Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ảnh minh họa.
Thứ hai, Thành công của công tác bảo vệ môi trường còn là giải quyết tốt hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, cục bộ và tổng thể. Công tác này đòi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến hành đồng bộ biện pháp một cách thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao nhất.
Thứ ba, Ngày nay, giữ gìn môi trường là một tiêu chí quan trọng trong sản phẩm kinh tế, nhất là sản phẩm xuất khẩu; một yếu tố của hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, an toàn, An ninh sinh thái là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn mang tính toàn cầu; là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ảnh minh họa.
Thứ tư, Nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội theo quan điểm của Đảng, các KCN, KCX cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc. Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó tập trung điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Cùng với các văn bản thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nhà nước ta cũng đã ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy định về chế tài tài chính, hình sự, các chế tài tài chính (công cụ kinh tế) dựa trên cơ chế thị trường. Chính phủ ban hành các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó quy định cụ thể các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường bị xử phạt bằng hành chính. Nhờ đó, KCN, KCX đã hành động bảo vệ môi trường theo pháp luật quy định.
Bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX vừa là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX, như sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước, quản lý chất thải và bố trí hợp lý nơi ăn ở, điều kiện làm việc cho công nhân. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường đối với khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh. Thử nghiệm các phương án, chính sách để tăng thêm sự tham gia của người dân khu vực trong các dự án sản xuất; đảm bảo tiếp cận lâu dài nguồn nước bằng cách tăng cường bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mạch. Khuyến khích phát triển áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất ít chất thải, công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Các nhà máy, khu tập trung nguyên liệu,chăn nuôi tập trung có thể sử dụng khí đốt sinh học và phát triển năng lượng mặt trời, gió và các nguồn nhiệt năng khác. Tăng cường đầu tư phục hồi các vùng nguyên liệu đã được khai thác để không xuất hiện nguy cơ làm tổn hại đến môi trường.
Ảnh minh họa.
Điều quan trọng là phải giáo dục ý thức, trách nhiệm và đạo đức môi trường, nếp sống văn hóa sinh thái trong toàn đội ngũ cán bộ, công nhân viên các KCN, KCX. Có chính sách khen thưởng cụ thể đối với người thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp và xử phạt nghiêm khắc đối với người vi phạm nguyên tắc bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường trong các KCN, KCX. Bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội ở các KCN, KCX là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn tin: tainguyenvamoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn