Trước đó, Coca-Cola là nhà sản xuất đồng sở hữu quy trình sản xuất bMEG (monoethylene glycol) với công ty Changchun Meihe Science & Technology. Thông thường, bMEG được sản xuất bằng cách chuyển mía hoặc ngô thành cồn sinh học làm chất trung gian, sau đó chuyển thành glycol sinh học để tạo ra những loại chai như PlantBottle. Tuy nhiên, 85% chai, lon và nắp sản phẩm của Coca-Cola được làm từ thủy tinh, nhựa PET hoặc nhôm nên bài toán nan giải nhất vẫn là tái chế nhóm vật liệu này.
Giờ đây, công nghệ mới cho phép Coca-Cola sử dụng nhiều loại nguyên liệu tái tạo hơn trong quá trình sản xuất. Các nguyên liệu thô như phế thải lâm nghiệp hoặc phụ phẩm nông nghiệp có thể trực tiếp tạo ra cồn sinh học mà không cần lương thực - nguồn cung thiếu ổn định như trước, dẫn đến một quy trình đơn giản hơn.
Khoảng 40.000 món phụ kiện thay thế nắp chai đã được Coca-Cola phân phát ở Việt Nam nhằm biến chai nước bình thường trở thành những vật dụng gần gũi với đời sống người dân Việt Nam như bình xịt sơn, gọt bút chì, tạ tay trong Dự án "Cuộc sống thứ hai cho chai nhựa".
Tại Việt Nam, Coca-Cola cũng đang theo đuổi mục tiêu nước sạch với cam kết trả một lít nước lại cho cộng đồng với mỗi lít nước đã sử dụng. Nước thải của Coca-Cola ở nhà máy tại Đà Nẵng, Việt Nam sẽ sạch tới mức cá có thể sống khỏe mạnh trong hồ chứa nước thải.
Sự đổi mới lần này hỗ trợ cho tầm nhìn “Thế giới không có rác thải” của thương hiệu, cụ thể là mục tiêu sử dụng ít hơn 3 triệu tấn nhựa từ các nguồn gốc dầu vào năm 2025 được công bố gần đây. Coca-Cola đang nỗ lực tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm, từ cách tái chế bao bì, giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch đến xây dựng hệ thống tái nạp. Ngoài ra, công ty còn cam kết sẽ thu gom và tái chế mọi bao bì sản phẩm mà công ty đã bán ra trên toàn cầu vào năm 2030, nhằm đảm bảo không có bao bì nào trở thành chất thải.
Tác giả: Minh Thu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn