Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện “Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”

Thứ tư - 18/10/2023 23:07

Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là những vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030” nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện “Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”
Tại Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thực hiện sự chỉ đạo, Bộ TN&MT, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường đã xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”.
Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện “Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại cuộc họp lấy ý kiến ngày 12/10/2023
Đến thời điểm hiện nay, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường vẫn đang tiếp tục thu thập lấy ý kiến các bộ, ngành và liên quan và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT để hoàn thiện chương trình.
Đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới
Theo báo cáo của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường: Mục tiêu của Chương trình nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và suy giảm đa dạng sinh học; đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái; chủ động thích ứng BĐKH phòng chống thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh hướng tới nền kinh tế xanh bền vững…
Về nội dung bảo vệ môi trường: Chương trình đặt ra 3 nội dung gồm: Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học…
Về nội dung ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH): Chương trình tập trung vào phát triển hệ thống giám sát BĐKH, xử lý chất thải thành năng lượng, giảm khí nhà kính, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng và thu giữ các-bon, giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông, giảm khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển đô thị và các công trình xây dựng xanh thân thiện môi trường.
Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện “Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, biến đổi khí hậu cùng với vấn nạn ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nước ta ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực lên mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực trong xã hội, đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, vì vậy quản lý tốt công tác BVMT, ứng phó/thích ứng với BĐKH trong tình hình mới cần đáp ứng những yêu cầu mới, vừa phục vụ mục tiêu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài. Trong lộ trình chung, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có bước đi phù hợp từng giai đoạn.
Ghi nhận một số góp ý
Sau một số lần Bộ TN&MT tổ chức lấy ý kiến, nhìn chung đại diện các bộ, ngành có liên quan và các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đều khẳng định sự cần thiết xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030”. Đồng thời, các ý kiến đều đề xuất, cần bám sát các nội dung Nghị quyết số 24 và Kết luận số 56 đã đề ra để xây dựng Chương trình một cách khoa học, tránh trùng lặp các dự án đang triển khai, trong đó, tập trung xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu đang diễn ra trong thời gian tới.
Một trong những ưu tiên ban đầu của chương trình là vấn đề nguồn nhân lực. Góp ý cho nội dung này trong chương trình, TS Hoàng Văn Thức - Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT cho rằng, nguồn lực đầu tư cải tạo môi trường được đề cập trong Chương trình mục tiêu quốc gia là chưa nhiều, vì vậy, cần tập trung nguồn lực cho vấn đề cải tạo ô nhiễm môi trường, trong đó, cấp thiết tập trung đầu tư nguồn ngân sách để cải tạo, phục hồi ô nhiễm các dòng sông và nước thải sinh hoạt, nhất là các nhà máy xử lý nước thải, đặc biệt là cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Song song với nguồn nhân lực là huy động, cân nhắc lại nguồn vốn đầu tư, phát triển. Về việc này ông Trương Anh Sơn - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, Bộ TN&MT cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong việc xử lý chất thải khu vực nông thôn, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đối với ô nhiễm sông hồ. Cân nhắc lại nguồn ngân sách đầu tư cho việc xử lý hệ thống sông ô nhiễm nặng bởi đây là một trong những nội dung vô cùng khó khăn, trong bối cảnh ô nhiễm hiện tại, dự tính phần trăm nguồn ngân sách đề ra trong Đề xuất là rất khó thực hiện. “Bộ TN&MT xác định đối tượng cụ thể cần đầu tư, tránh việc liệt kê chung chung, đầu tư dàn trải” – ông Sơn đề nghị!
Đóng góp ý kiến về công tác BVMT, ứng phó với BĐKH, TS. Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT Chương trình cần hướng trọng tâm đến đánh giá suy giảm đa dạng sinh học, đánh giá ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm tại làng nghề và các lưu vực sông và mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với biến đổi khí hậu. Trong xây dựng Chương trình, cần gắn với các nội dung Bộ TN&MT đang triển khai như thực hiện cam kết giảm phát thải hướng đến mục tiêu Net Zero, Chiến lược Quốc gia về BĐKH, các đề án về môi trường,…
Theo các báo cáo gần đây của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thấy rằng BĐKH đã đang xảy ra và không thể đảo ngược, BĐKH đã làm gia hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan, bất thường cả về cường độ và tần xuất. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng: Nắng nóng, hạn hán, siêu hạn hán, bão mạnh, mưa lớn cực đoan, mức nước biên dâng sẽ ra tăng về cường độ, tần xuất và quy mô. Các báo cáo cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH.
Thống kê 5 năm gần đây cho thấy, bụi PM2.5 tại tất cả các trạm quan trắc không khí tự động của thành phố Hà Nội đều vượt trị số cho phép của Bộ TN&MT  từ 1,1 - 2,2 lần. Cùng với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là một trong 2 địa phương có chất lượng không khí kém nhất nước. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra ra tử vong cho hơn 1.300 người ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm. Việt Nam xếp hạng 36 trên toàn cầu về ô nhiễm không khí.

Nguồn tin: tainguyenvamoitruong.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây