Dự thảo quy định cụ thể các tiêu chí để xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác; quy định việc xếp hạng các di sản thiên nhiên khác thành di sản thiên nhiên cấp tỉnh, quốc gia và quốc gia đặc biệt căn cứ vào quy mô, giá trị và tầm quan trọng. Đồng thời, quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận. Quy định các biện pháp quản lý và BVMT di sản thiên nhiên, trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành, địa phương trong việc điều tra, đánh giá, quản lý, BVMT di sản thiên nhiên.
Theo Dự thảo, di sản thiên nhiên phải có quy chế quản lý, kế hoạch BVMT và ban quản lý hoặc giao cơ quan, tổ chức quản lý. Việc BVMT đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau: Dự án đầu tư xây dựng thực hiện trong vùng lõi của di sản thiên nhiên hoặc có sử dụng đất của vùng lõi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của vùng đệm của di sản thiên nhiên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong đó có đánh giá chuyên đề về tác động tới thiên nhiên, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ TN&MT.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về BVMT; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về BVMT;
Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi; Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được sử dụng bền vững, duy trì và phát triển…
Phát huy vai trò tham gia của người dân
Vấn đề công khai thông tin đã được quy định xuyên suốt, thống nhất trong Luật BVMT 2020 theo các nội dung cụ thể về BVMT trong các Chương của Luật, cùng với một khoản riêng quy định việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường. Đối với việc thẩm định phê duyệt các Báo cáo đánh giá tác động môi trường các vấn đề về tham vấn ý kiến đối với dự án, công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được quy định cụ thể tại các Điều 36, 37, 38 Luật BVMT, nhằm đảm bảo nguyên tắc BVMT theo quy định tại Điều 4 Luật BVMT 2020. Luật cũng đã quy định trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn ý kiến các bên có liên quan.
Để cụ thể hóa những nội dung này, Dự thảo Nghị định đã quy định chi tiết về tham vấn trong thực hiện ĐTM trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về đối tượng, hình thức tham vấn thông qua tổ chức họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư; lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định một số trường hợp tham vấn đặc thù...
Theo đó, cộng đồng dân cư, cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra phải được tham vấn bằng hình thức họp lấy ý kiến. Chủ dự án đầu tư tổng hợp trung thực, thể hiện đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn; giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, làm cơ sở đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động của dự án và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định. Chủ dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư bắt buộc phải đăng tải thông tin về dự án và Báo cáo đánh giá tác động môi trường trên trang thông tin điện tử của cơ quan thường trực thẩm định Báo cáo trong thời gian ít nhất 30 ngày, niêm yết Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động môi trường
Đối với các dự án đầu tư có hoạt động nhận chìm chất thải, vật chất nạo vét ở biển; dự án đầu tư có tổng khối lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên, xả trực tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, chủ dự án thực hiện tham vấn thêm ý kiến của UBND cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề BVMT trong khu vực…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn