Trung hòa Carbon là mục tiêu hàng đầu để giảm tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, việc giảm thải CO2 hoặc hấp thụ ngược loại khí này là trọng tâm. Những biện pháp bù đắp lượng CO2 thải ra như giảm phát thải, bù đắp Carbon, thu giữ Carbon, cải tiến quy trình nông nghiệp… là những cách để trung hòa Carbon.
Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình” do Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình thực hiện đã được Hội đồng Khoa học của tỉnh nghiệm thu.
Ở Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tăng rất nhanh, từ 3,8 kg/năm/người vào năm 1990, hiện nay đã lên tới khoảng 54 kg/năm/người. Nhiều giải pháp đang được áp dụng để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Một trong số đó là sử dụng rác thải nhựa không thể tái chế làm nhiên liệu đốt cho lò nung xi măng. Đây là giải pháp thử nghiệm đầu tiên tại Nhà máy Xi măng Nam Thạch, Quảng Ninh, được đánh giá hiệu quả cả kinh tế và môi trường.
Với thiết bị ngăn mùi này, dù người dân ngồi ăn uống ngay cạnh các hố thu nước thải thì mùi hôi bốc lên hầu như không còn, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan và văn minh đô thị.
Trong nhiều phương pháp loại bỏ thủy ngân ra khỏi đất, phương pháp rửa đất được biết đến là một phương pháp ít tốn thời gian và có hiệu quả loại bỏ cao. Rửa đất là phương pháp loại bỏ thủy ngân qua các quá trình hóa học, tách vật lý hoặc hóa lý. Sử dụng kết hợp phương pháp vật lý và hóa học và kết hợp nhiều loại hóa chất với nhau thường cho hiệu quả loại bỏ thủy ngân cao hơn.