Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong thời gian qua, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành với khung và mức phạt cao, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm khắc, đã nêu cao tính răn đe, tạo sự chuyển biến tích cực đối với doanh nghiệp, người dân. Nhờ đó, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đã từng bước nâng lên, môi trường tại các khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh từng bước được cải thiện.
Đối với người dân, việc quy định thẩm quyền lập biên bản và xử phạt các vi phạm về xả thải tại các khu vực đô thị, khu dân cư, khu vui chơi, giải trí… cũng đã góp phần tác động sâu sắc đến nhận thức của các tầng lớp người dân trong xã hội, cải thiện môi trường đáng kể ở nơi công cộng các khu đô thị, khu dân cư.
Song, bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị định số 155/2016/NĐ-CP còn một số tồn tại, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế hiện nay, như: Chưa quy định rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, theo đó, nhiều trường hợp bị lúng túng khi áp dụng xử phạt như: xử phạt đối tượng là chi nhánh, là cơ quan quản lý nhà nước nhưng được giao nhiệm vụ đầu tư dịch vụ công…; một số thuật ngữ, cụm từ sử dụng trong Nghị định chưa rõ cách hiểu, chưa thống nhất; một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định chung cho các hành vi...
Vì các lý do nêu trên, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là cần thiết và là yêu cầu thực tiễn khách quan...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn