Kế hoạch này nhằm mục đích xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên phạm vi cả nước để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo kế hoạch, những lĩnh vực, phạm vi, đối tượng theo dõi gồm: Pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; Pháp luật trong tự chủ đại học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Kế hoạch trên, các Bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm: Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương; Bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật; Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 của bộ, ngành, địa phương và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tác giả: Phạm Oanh
Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn