Kiến thức về quan trắc môi trường nước

Thứ bảy - 01/01/2022 02:26

Để thiết kế, xây dựng một chương trình quan trắc, cần các thông tin về mục tiêu, vị trí, thông số, tần suất, và số lượng mẫu. Ngoài ra cũng cần nắm rõ đường giao thông tiếp cận điểm quan trắc, quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu cần lấy, loại dụng cụ chứa mẫu, loại hóa chất bảo quản, thời gian lưu mẫu, yêu cầu QA/QC 

1. Phân chia theo mục đích:
- Quan trắc nền: Vị trí trạm được đặt tại khu vực không hoặc ít bị ảnh hưởng nhất của nguồn xả thải hoặc tương đối ít bị ô nhiễm và ổn định hơn. Ngoài ra, còn bao gồm các điểm đầu vào tại ranh giới tỉnh, quốc gia
- Quan trắc tác động: Trạm quan trắc tác động được đặt tại hạ lưu điểm xả thải, hồ chứa hoặc sông nhánh ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng nước sông chính;
Dù là quan trắc nền hay tác động thì cũng phải đảm bảo đảm điểm quan trắc ở đoạn sông thẳng, có chất lượng nước đồng đều; vận tốc và chế độ dòng chảy ổn định, có khoảng cách tối thiểu 01 km về phía hạ lưu các điểm xả nước thải hoặc cửa sông, tốt nhất ≥ 2 - 4 lần chiều rộng của sông/kênh 
- Quan trắc tuân thủ (phát thải): quan trắc tại các nguồn thải như cửa xả nước thải, ống khói nhà máy nhằm đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường về xử lý nước thải khi tiến hành thanh kiểm tra, xử phạt, cấp phép. 
- Quan trắc đặc thù: nước đầu vào nhà máy nước, ao nuôi trồng thuỷ sản, nước thải trước xử lý, xâm nhập mặn 
2. Phân chia theo tần suất:
Theo tần suất tăng dần:
- Không thường xuyên: cấp phép, kiểm tra, thanh tra
- Thường xuyên: theo các đợt trong ngày, trong tháng, trong năm, trong nhiều năm 
- Liên tục: trạm tự động
3. Phân chia theo phương pháp:
- Thủ công (gián đoạn): tức là sử dụng nhân lực để đưa thiết bị đến lấy mẫu, đo nhanh vào thời gian nhất định theo kế hoạch định kỳ (bao gồm cả xe quan trắc)
- Bán tự động: quan trắc bằng thiết bị tự ghi, dữ liệu được lưu trữ dữ liệu trong thiết bị, có thể hiểu là kết quả đo lưu thành file đo đạc. 
- Tự động: tương tự bán tự động nhưng dữ liệu được truyền trực tiếp về hệ thống máy chủ 
4. Phân chia theo thông số:
- Nhóm vật lý: nhiệt độ, độ đục, màu sắc, mùi, tỉ trọng, ORP, độ mặn, EC, chất rắn (TS, TSS, TDS)
- Nhóm hóa học: pH, DO, độ cứng, NO3-, NO2-, NH4+, PO43-, BOD5,..
- Nhóm sinh học: bệnh đường ruột (Coliform, E.coli, Clostridium perfringens, Streptococcus faecalis), bệnh tả (Vibrio cholera), thương hàn (Salmonella), bệnh lỵ (Shigella),...Chlorophyll, Động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh, động vật đáy không xương sống kích thước lớn 
5. Phân chia theo chai đựng, môi trường bảo quản:
- Chai nhựa: phù hợp với các thông số hoá lý, kim loại
- Chai thuỷ tinh: phù hợp với các thông số hữu cơ dạng vết như phenol, thuốc BVTV, AOX, PCB, dầu mỡ, chất HĐBM, Riêng mẫu vi sinh còn phải dùng chai thuỷ tinh đã tiệt trùng và không đông lạnh mẫu. 
Lưu ý: Đối với kim loại nồng độ thấp, tốt nhất dùng bình nhựa PFA, FEP, còn nếu nồng độ thông thường thì dùng các loại nhựa PE, PP, PTFE (riêng Hg có thể dùng thêm loại thủy tinh borosilicat).  
           Đối với các ion như Na+, K+, BO2-, SiO32-, không nên dùng bình thủy tinh để lấy do các thành phần trong thuỷ tinh gây nhiễm bẩn vào mẫu nước. 
           Đối với mẫu vi sinh và dầu mỡ: không lấy đầy chai  
- Bảo quản môi trường axit: NH4+, PO43-, Tổng N, Tổng P,  COD, TOC, kim loại, AOX, PCB, dầu mỡ, phenol, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β
- Bảo quản môi trường bazơ: xyanua, sunfua
6. Phân chia theo kỹ thuật đo:
- Đo nhanh hiện trường bằng máy cầm tay: pH, nhiệt độ, DO, EC, ORP, độ mặn, TDS, độ đục, tỉ trọng, chỉ số khúc xạ, độ sâu, tổng chlorophyl (tổng hàm lượng tảo), tảo lục, tảo lam, tảo cát, clo dư.
- Phân tích trong PTN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây