Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính (tiếng Anh là Greenhouse Gas - GHG) là lượng khí được thải ra từ hoạt động của các sinh vật trên Trái đất, bao gồm con người, động và thực vật. Khí nhà kính có thể là việc hít thở, chăn nuôi, trồng trọt, giao thông, sản xuất công nghiệp, khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Khí nhà kính (KNK) là thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.
KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), sunfua hexaflorua (SF6) và nitơ triflorua (NF3). Ngoài ra, đơn vị thống kê KNK được sử dụng chính là cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent), được ký hiệu là CO2e.
Vì sao phải kiểm kê KNK ?
Hiệu ứng KNK gây ra tăng tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến biến đổi khí hậu và tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Đó là nguyên nhân khiến cho việc kiểm kê KNK ngày càng trở nên cấp thiết.
Về bản chất, kiểm kê KNK là một công cụ rất quan trọng để giúp quản lý lượng KNK phát thải tại mỗi địa phương, quốc gia và trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những bước cơ bản để giảm thiểu lượng KNK gây hại cho bầu khí quyển của Trái đất, hướng tới mục tiêu Net Zero - Phát thải ròng bằng 0 trong tương lai. Trong bối cảnh Trái đất ngày càng nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu bao gồm những đợt nắng nóng rực rửa, lũ lụt và hạn hán khắp nơi, hệ sinh thái biến đổi thì việc kiểm kê KNK là hết sức quan trọng.
Kiểm kê KNK cũng là một bước khởi đầu để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia đặt chân vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là với những quốc gia còn chưa có thị trường carbon tự nguyện. Trên thị trường carbon tự nguyện, để đủ tiêu chuẩn bán thành công tín chỉ carbon, dự án kinh doanh tín chỉ carbon phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế về kiểm kê KNK.
Về phía doanh nghiệp, tổ chức, kiểm kê KNK còn giúp cải thiện hình ảnh và khả năng cạnh tranh. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp hướng tới tiêu dùng bền vững, sản xuất xanh lại giữ được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.
Kiểm kê KNKheo quy định của pháp luật
Thế giới quy định, kiểm kê KNK là việc đo đạc lượng khí thải nhà kính do con người thải ra trên một phạm vi xác định trong khoảng thời gian 1 năm. Việc kiểm kê KNK đều được áp dụng đối với một doanh nghiệp, tổ chức hoặc địa phương, quốc gia hay một cộng đồng. Các lĩnh vực kiểm kê KNK trên thế giới bao gồm: sản xuất năng lượng dân dụng và thương mại; giao thông vận tải; rác thải, nước thải và chất thải rắn; sản xuất công nghiệp; nông - lâm nghiệp và sử dụng đất.
Kể từ ngày 1/1/2022,Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14)có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK. Theo Mục 7,Điều 91, Luật Bảo vệ Môi trường 2020có quy định như sau:Cơ sở phát thải KNK thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê KNK có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê KNK, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải KNK và gửi kết quả kiểm kê KNK định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trườngtrước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
c) Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải KNK để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Quy trình kiểm kê KNK
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về “Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn” được Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2022 có giải thích: “Kiểm kê KNK là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải KNK, tính toán lượng phát thải KNK, hấp thụ KNK trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”
Kiểm kê KNK là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và giám sát tác động của các KNK đối với biến đổi khí hậu. Việc kiểm kê KNK rất quan trọng để đo lường, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động thải ra KNK. Điều này giúp chúng ta xác định nguồn gốc của các loại KNK và phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Trước khi thực hiện kiểm kê KNK, cần thu thập dữ liệu về các hoạt động thải ra KNK trong tổ chức hoặc công ty. Dữ liệu này bao gồm lượng KNK thải ra từ các nguồn khác nhau như năng lượng tiêu thụ, quá trình sản xuất và vận chuyển.
Bước 2: Xác định phạm vi kiểm kê
Sau khi thu thập dữ liệu, cần xác định phạm vi kiểm kê. Điều này bao gồm việc xác định các loại KNK cần được kiểm kê, nguồn gốc của chúng và thời gian muốn kiểm kê.
Bước 3: Đo lường và tính toán
Tiếp theo, tiến hành đo lường và tính toán lượng KNK thải ra từ các nguồn đã xác định, có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại hoặc các công cụ tính toán dựa trên dữ liệu đã thu thập.
Bước 4: Phân tích và đánh giá
Sau khi có các dữ liệu đo lường và tính toán đơn vị thực hiện kiểm kê KNK sẽ tiến hành phân tích và đánh giá tác động của các loại KNK đã được kiểm kê. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xu hướng và tác động của các KNK trong tổ chức.
Bước 5: Phát triển biện pháp giảm thiểu
Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, có thể phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động của KNK. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất sản xuất và áp dụng công nghệ xanh.
Những tin cũ hơn